Rụng tóc là tình trạng mà nhiều chị em hiện nay gặp phải, nó gần như trở thành một nỗi ám ảnh khiến các nàng mất ăn mất ngủ. Rụng tóc cũng có rất nhiều nguyên nhân, từ tác động của môi trường bên ngoài đến nội tiết bên trong cơ thể. Tìm ra được những nguyên nhân này bạn mới có thể cải thiện và khắc phục tình hình cho mái tóc của mình được.
Dưới đây sẽ là 7 nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc mà bạn cần biết.
Mất cân bằng nội tiết tố
Khi nhiều tuổi hơn, cơ thể phụ nữ bắt đầu lão hóa, hormon nội tiết tố estrogen – sợi dây níu giữ thanh xuân cho cơ thể cũng từ đó suy giảm. Đây cũng chính là lí do khiến tóc bị khô xơ, chẻ ngọn, chuyển bạc và gãy rụng.
Để khắc phục điều này bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lí và đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Chế độ sinh hoạt thất thường cùng những căng thẳng tâm lí cũng có thể khiến bạn mất cân bằng nội tiết, vì vậy hãy giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và sinh hoạt hợp lí.
Ăn uống mất cân bằng, thiếu hụt vitamin B5, biotin
Vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (acid pantothenic) là hai yếu tố quan trọng cho sự chắc khỏe của tóc. Và bạn có biết 95% dưỡng chất nuôi tóc đều đến từ máu. Vì vậy với những người vừa ốm dậy, đang trong quá trình giảm cân hay ăn chay sẽ dễ bị rụng tóc hơn.
Trong trường hợp này, để khắc phục tình trạng rụng tóc rất đơn giản, bạn chỉ cần bổ xung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho vào chế độ ăn uống của mình hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng có thành phần cũng cấp dưỡng chất cho tóc.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh
Một số loại thuốc điều trị bệnh mà bạn đang sử dụng có thể đã lấy đi những dưỡng chất nuôi tóc, làm rối loạn quá trình phát triển gây ra tình trạng rụng tóc. Việc này sẽ dừng lại khi bạn ngưng dùng thuốc. Nhưng sau đó bạn nên tìm những liệu pháp an toàn cho da đầu và tóc để phục hồi nhanh hơn mái tóc của mình.
Tạo quá nhiều áp lực lên tóc
Thay đổi mái tóc của mình bằng các nhuộm, uốn, ép… từ đó gia tăng áp lực cho tóc bởi nhiệt và hóa chất khiến các lớp lipid và vảy keratin ở lớp biểu bì không liên kết chặt chẽ, dẫn đến lõi tóc bị khô, nang tóc teo lại.
Nên trước khi quyết định làm tóc, bạn hãy xem tình trạng tóc của mình yếu hay khỏe, thời gian làm tóc gần đây nhất là khi nào và phải tìm hiểu kĩ về các sản phẩm hóa chất trước khi sử dụng lên tóc.
Căng thẳng, lo lắng nhiều
Căng thẳng kích thích cơ thể tiết ra teleogen efluvium khiến tóc bạn bị rụng nhiều hơn. Hơn nữa, teleogen efluvium còn có thể làm cho hệ miễn dịch mất kiểm soát, khiến các tế bào bạch cầu tấn công nang tóc, gây nên tình trạng gãy rụng.
Vì vậy, bạn cần để tâm lí thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, tạo thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc để có tinh thần tốt từ đó giúp mái tóc chắc khỏe hơn.
Các bệnh về da đầu
Các bệnh lí ở da đầu như: vảy nến, nấm, eczema… khiến cho da đầu bị viêm làm thay đổi cấu trúc của tóc, tóc dễ bị tổn thương. Không những thế nó còn làm bít lỗ chân lông khiến tóc khó có thể mọc lại được.
Khi gặp tình trạng này, bạn cần tới các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc trị nấm, các loại thuốc bôi ngoài da…
Hãy cùng Bloglamdep.com tìm hiểu nhiều hơn các vấn đề của cơ thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn tại đây nhé!